Phân tích bài Thương Vợ hay chi tiết nhất

March 30, 2023

Các bài mẫu phân tích bài thơ Thương Vợ của tác giả Tú Xương dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài thơ Thương Vợ của Tràn Tế Xương hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ ngắn gọn

Được cái tiếng thơm ấy, thật không dễ dàng gì, bà Tú phải đổi bằng biết bao công sức:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Câu thơ gợi hình ảnh con cò trong những câu ca dao quen thuộc:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.”

Hình ảnh về một loài chim hiền lành, chăm chỉ âm thầm nhặt nhạnh, kiếm ăn nơi ruộng lúa, bãi sông đã trở thành biểu tượng về những người phụ nữ lam lũ suốt đời vì chồng, vì con, chẳng mấy khi nghĩ đến bản thân mình.Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò- biểu tượng trong ca dao xưa để nói về bà Tú. Khi vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dan gian, Tú Xương đã có những sáng tạo độc đáo. Nếu ca dao nói đên sự vất vả của người phụ nữ thương chồng là:

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.”

thì Tú Xương nói đến sự lam lũ của vợ chân thực và sâu sắc hơn: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Như vậy, “con cò’ trong thơ của tác giả không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn có sự rợn ngợp của thời gian. Chỉ với ba tiếng “khi quãng vắng”, Tú Xương đã nói lên cả thời gian lẫn không gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Trong thơ Tú Xương, không phải là “con cò” mà là “thân cò”.

Không còn là một con vật cụ thể mà là thân phận, số phận, một cái gì rất mỏng manh, nhỏ bé trước cuộc đời. Yếu đuối quá, bị động quá mà luôn phải lăn lộn, bươn chải. Khi quãng vắng thì lặn lội; buổi đò đông thì chịu cảnh eo sèo. Hai tính từ được đối nhau ở đầu hai câu thơ vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu tính biểu hiện. Kia một người phụ nữ gầy yếu như thân cò, gánh nặng trên vai, một thân một mình, bước trầy trật trên con đường lầy lội. Hàng cất về rồi, tránh mưa gió thì mất tiền, nên phải lặn lội ra đi.

Và kia nữa cũng thân cò ấy lại phải xù lông xù cánh chao chát, cãi cọ tranh mua tranh bán, tranh xuống cho kịp đò, tranh lên cho kịp chợ. Hai câu thơ tuy đối nhau về từ ngữ(khi quãng vắng/ buổi đò đông) nhưng lại tiếp nhau về ý nghĩ để làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú: một mình đơn chiếc, tất tưởi trong công việc lại luôn có sự nguy hiểm rình rập. Hai câu thơ không chỉ nói lên thực cảnh của bà Tú mà nó còn cho ta thấy được thực tình của ông Tú qua tấm lòng cảm thông, xót thương da diết đối với vợ mình.

Duới ngòi bút của người chồng luôn biết ơn sâu sắc với vợ, bà Tú không những hiện lên với cuốc sống lam lũ vất vả mà còn có những đức tính cao quý. Bởi gian nan vất vả, gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của mình thế nhưng bà Tú vẫn không oán trách nửa lời. Tú Xương lại một lần nữa thể hiện sự cảm phục sự quên mình của vợ thông qua hai câu luận:

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.”

Theo quan niệm phong kiến xưa, “duyên” và “nợ” là hai định nghĩa hết sức thiêng liêng về mối quan hệ vợ chồng do trời định sẵn, xuất phát từ số phận, từ sợi chỉ hồng của ông Tơ bà Nguyệt:

“Kiếp người sao mãi long đong,

Ông tơ bà Nguyệt chỉ hồng se duyên.”

Thế nhưng khi đi vào lời thơ của một bậc thức giả dày dặn kinh nghiệm như Tú Xương, định nghĩa đó dường như đã đánh mất đi tính chất quyền quý của mình mà trở nên nặng nề vô cùng như một lời than thở khi “duyên” thì chỉ có một mà “nợ” lại hai:

Xem thêm:

Dàn ý Thương Vợ

Sơ đồ tư duy Thương Vợ

#phantichbaithothuongvo #danythuongvo #sodotuduythuongvo

Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now